![]() Xem hình đầy đủ |
Dưa chuột bao tử ( 10 hạt) | |||||||||||||||||||
Giá cũ: 27.000đ
Giá bán: 25.000đ Tiết kiệm: 2.000đ |
||||||||||||||||||||
|
||||||||||||||||||||
Kỹ thuật Trồng dưa bao tử từ hạt
Dưa bao tử là cây trồng hàng hóa được nhiều hộ nông dân trong tỉnh mở rộng diện tích trồng vụ thu đông, tuy nhiên đây là cây trồng khó tính, mức độ đầu tư ban đầu khá cao do vậy khi mở rộng diện tích trồng cây này cần tuân thủ những kỹ thuật sau:
I. Chọn giống:
Để trồng dưa chuột bao tử vụ thu đông nên chọn một số giống như: AJax; Alidan, đây là những giống có nguồn gốc từ Hà Lan và Ân Độ đều có đặc điểm chung như: là giống lai F1, khả năng sinh trưởng khoẻ, chịu thâm canh, tiềm năng năng suất cao. Thân thuộc loại cây leo dài từ 1,7 đến 2,5m, trung bình mỗi cây có từ 25 - 30 đốt, mỗi đốt dài từ 6 - 10cm, phân nhánh ít (từ 3 - 8 nhánh).
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc 01656 258 258 FB : hạt giống miền bắc
Tua cuốn khả năng leo bám kém và được mọc ra từ các đốt. Hoa ra thành chùm ở nách lá, chủ yếu là hoa cái chiếm 99%. Trung bình mỗi chùm có từ 1 - 3 quả sau khi hoa nở từ 3 - 4 ngày (tương đương 100 giờ) nếu như thời tiết thuận lợi thì được thu hoạch. Quả có nhiều gai nhỏ, chiều dài từ 3 - 10cm, đường kính từ 1 - 6cm. Khả năng chống chịu nóng, rét, hạn, và bệnh của dưa chuột bao tử rất kém. Đây là cây trồng ưa ẩm và mát nhất là giai đoạn thu quả rộ. Dưa chuột bao tử có thời gian sinh trưởng ngắn (trung bình 80 - 90 ngày), thời gian từ trồng đến thu hoạch lứa đầu khoảng 40 ngày.
II. Kỹ thuật trồng và chăm sóc.
1. Thời vụ: Gieo hạt và trồng từ 15/8 và kết thúc trong tháng 9. Nếu gieo trồng sau 30/9 cây nhanh tàn do gặp rét cuối vụ. ( Cần che chắn hoạc trồng khu vực tránh rét tốt thì cây vãn phát triển tốt)
2- Chọn đất và làm đất và mật độ trồng.
Dưa chuột bao tử có thể trồng trên nhiều loại đất như cát pha, thịt nhẹ nhưng phải chủ động nước tưới, tiêu. Đất được làm như trồng cây mầu khác có độ to nhỏ vừa phải( cũng có thể làm đất bằng phương pháp tối thiểu nếu đất ướt) và vun thành luống rộng 1,4-1,5m vun luống cao từ 30-40cm, rãnh luống rộng 40-60cm, trồng thành hàng đôi, cây cách cây/ hàng là 50-60cm, hàng cách hàng từ 60 - 80cm, đảm bảo mật độ từ 750-850 cây / 360m2.
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc 01656 258 258 FB : hạt giống miền bắc
3- Cách ngâm ủ hạt giống và làm bầu ươm cây con.
Lượng giống cần cho 1 sào khoảng 15- 20g. Cho hạt giống vào nước ấm 300C trong 5 - 6 giờ, được trà sạch hết nhớt, sau đó cho vào túi vải sạch để ủ, nhiệt độ ủ từ 28 - 32oC, nên ủ trong cát ẩm dễ làm hơn.
Chú ý: Trong quá trình ngâm ủ, định kỳ 10 - 12 tiếng kiểm tra nếu thấy hạt bị nhớt hoặc quá khô phải đem đãi sạch, nhúng nước rồi đem ủ tiếp đến nứt nanh.
Khi hạt nứt nanh đem hạt gieo vào bầu. Trong trường hợp gieo hạt trực tiếp phải có lượng cây con gieo trong bầu để dự trữ (10%), khi cần trồng dặm có cây cùng lứa. Đất để làm bầu phải bằng hỗn hợp đất tơi xốp + tro, đất hun theo tỷ lệ 70:30 %. Bầu ươm phải xếp thành luống rộng 1m để tiện che đậy khi cần thiết, phải để ở nơi có đủ ánh sáng, thời kỳ cây con tưới đủ độ ẩm và phun phòng một số loài rầy, rệp, ròi đục lá và bệnh lở cổ rễ kịp thời. Cây con khi có hai lá tai, 1 lá thật đối với vụ thu đông đem ra trồng và nên trồng vào buổi chiều mát.
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc 01656 258 258 FB : hạt giống miền bắc
4- Đầu tư và chăm sóc và cắm giàn.
Mức đầu tư phân bón cho 360 m2: Phân chuồng 500 kg, phân lân 50 kg, đạm urê 15-20 kg, kali 10 kg, vôi 15-30 kg. Có thể dùng NPK( 5: 10:3) Bón lót với lượng 50 kg/sào, NPK( 12:5:10) thúc khi vun với lương 25 kg và NPK(16 : 16 : 8) với 20-25 kg thay thế các loại phân đơn trên.
* Cách bón: Bón lót 100% phân chuồng + 30% lân + 10% đạm + 10% kali + 100% vôi (nếu là phân chuồng tươi thì cần bón vào giữa hai hàng dưa, các phân còn lại trộn đều và bón xa gốc, vôi bón lúc làm đất).
Khi cây có 4 lá thật cần vun xới, tưới thúc đạm và lân với lượng 20% đạm + 30% lân và tiến hành cắm dàn theo hình chữ A, không cắm giàn hình chữ X để ruộng thông thoáng. Trên dàn cần buộc từ 1-2 thanh nẹp ngang để tạo điểm tì và tránh đổ khi gió lùa, dùng dây cố định thân dưa vào dàn theo nút số 8.
Khi dưa đã bắt đầu được thu hái trở đi chú ý tưới nước và bón phân định kỳ từ 3 - 5 ngày 1 lần, lượng phân sẽ tăng dần khi sản lượng dưa tăng. Thông thường khi thu hoạch được từ 20 - 30 kg dưa / sào / lần thì cư 2-3 ngày cần bón bổ sung 1,5kg urê + 0,5-1 kg kali + 3 kg supe lân và duy trì nước định kỳ ở rãnh giai đoạn thu hoạch với độ sâu từ 3 - 5cm. Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc 01656 258 258 FB : hạt giống miền bắc 5- Phòng trừ sâu bệnh:
5.1 bệnh hại dưa 5.1.1. Bệnh sương mai giả do nấm gây ra, gây hại chính ở thân lá, lá đốm vàng sau 3-4 ngày đốm chết mầu nâu đen, lá úa vàng, khô rụng, thân thối khô, cây trụi lá và khô chết. Bệnh xuất hiện nhiều khi nhiệt độ trung bình thấp 18-20 0 C trời âm u, có sương mù, mưa nhỏ ẩm độ cao trên 80%. Các thuốc thường dùng trừ bệnh sương mai giả: Alliette 80 WP, Rhidomil MZ 72 WP, Oxyclorua đồng 80 WP (Vidoc), Daconil 500 SC 5.1. 2. Bệnh phấn trắng do nấm gây ra, trên thân, lá phủ trắng như bột, lá sẽ vàng khô rụng sớm. Các thuốc thường dùng trừ bệnh phấn trắng: Anvil 5 SC, Vicarben-S-75 WP, Manage 5 WP 5.1.3. Bệnh khảm lá do virut gây ra. Lá có màu xanh vàng loang lổ, cây còi cọc, lá biến dạng nhỏ, thô và thường cây không ra quả. Bệnh do côn trùng chích hút như rệp lan truyền hoặc qua vết thương cơ giới. 5.2. Sâu hại dưa: 5.2.1.Ruồi đục lá: Là một loài sâu hại sâu non ăn diệp lục ở giữa 2 lớp biểu bì lá, để lại những đường đục ngoằn ngoèo trên mặt phiến lá. Sâu xuất hiện gây hại từ đầu đến cuối vụ nhưng gây hại nặng nhất ở thời kỳ cây ra hoa đến thời kỳ có quả, hại nặng vào tháng 3-5 và tháng 10-11. Các loại thuốc thường dùng trừ ruồi đục lá Vertimex 1,8 EC, Trigord 75 WP, Regent 800 WG. 5.2.2.Sâu ăn lá: Chúng hại búp, lá non. Gây hại nhiều ở vụ xuân hè và vụ thu đông ở thời kỳ cây sinh trưởng mạnh sau trồng 20-30 ngày. Các loại thuốc trừ sâu ăn lá: Pegasus 500 SC, Sherpa 25 EC, Sumicidin 20 EC, chế phẩm sinh học Bt v.v... 5.2.3. Bộ trĩ: Xuất hiện từ khi cây còn nhỏ cho đến khi cây đã lớn. Bọ trĩ chích hút dịch cây ở lá, thân non làm cho lá bị xoăn, thô dòn, cây cằn cỗi. Các loại thuốc thường dùng trừ cả rệp, bọ trĩ trên dưa chuột là Confidor 100 SL, Actara
III - Thu hái.
Thông thường sau khi trồng khoảng 35 ngày dưa cho thu hoach. Thời gian thu hái phụ thuộc vào sự chăm sóc, bón phân và phòng trừ sâu bệnh. Nếu chăm sóc tốt, thời gian thu hái kéo dài khoảng 50 ngày. Khi thu hái cần chú ý tiêu chuẩn quả nguyên liệu : Dài 5- 7cm, đường kính 1,2 - 1,5cm. ở giai đoạn lứa 1, lứa 2 nếu cây nhỏ, số lượng quả ít (dưới 2kg/ 1 lần thu hái) thì cần vặt bỏ. Trong quá trình thu hái cần loại bỏ những quả cong, quả vẹo, quả bị sâu. KS. Ngô Hồng Huyên MỘT SỐ MÓN NGON TỪ DƯA CHUỘT BAO TỬ
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc
Hạt giống dưa bao tử Hạt giống rau miền bắc 01656 258 258 FB : hạt giống miền bắc Không có dữ liệu. Bình luận:Chưa có bình luận nào cho sản phẩm này.Hãy đăng nhập rồi viết bình luận.
|